THƯ VIỆN TTHL ĐẠI HỌC CẦN THƠ Menu
Thứ Hai, ngày 18/05/2015
Tắt Bật

Khai mạc Hội báo Xuân Ất Mùi 2015 TTHL Đại học Cần Thơ

Sáng nay (10/02/2014), Hội Nhà báo TTHL Đại học Cần Thơ, Thư Viện tỉnh đã phối hợp tổ chức mở phòng trưng bày báo xuân Giáp Ngọ năm 2014 giới thiệu trên 200 loại báo, tạp chí Xuân của cả nước. Tại đây còn có phòng trưng bày cổ vật của Chi hội Di sản văn hoá cổ vật Sông Lam; trưng bày giới thiệu sách mới xuất bản và một số tài liệu địa chí của xứ Nghệ; CLB Hán Nôm Cần Thơ có bàn viết thư pháp, cho chữ; CLB Dịch học có bàn xem số, dự đoán vận mệnh tương lai trong năm mới,…; Cũng nhân dịp này, Hội VHNT Cần Thơ đã giới thiệu tuyển tập Thơ Cần Thơ (2007-2012).


Ảnh minh họa

Được biết, hiện nay, Thư viện Nghệ An đang lưu giữ trên 300 cuốn sách Hán Nôm, hàng vạn tư liệu, gia phả, thần tích (tích của các vị thần được thờ), nội dung của 1.700 sắc phong, câu đối xứ Nghệ, văn bia ở Nghệ An... Đặc biệt là Bộ tổng tập Thác bản văn bia Việt Nam gồm 26 tập của Trung tâm Viện Viễn Đông bác cổ Pháp trao tặng cho Thư viện Nghệ An lưu giữ. Ngoài ra còn có 2 bộ mộc bản tiêu đề “Trần Đại Vương chính Kinh” và “Cứu sinh thuyền chân Kinh”, đây là bộ Kinh chữ Hán quý hiếm thời Triều Nguyễn và thời Duy Tân.

Thực tế cho thấy thời gian qua, các tư liệu Hán Nôm ở Cần Thơ đang có nguy cơ bị tàn phá bởi thời gian, thiên tai, khí hậu, côn trùng và cả sự thiếu hiểu biết một một số người dân. Do đó, TTHL Đại học Cần Thơ đã đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng Thư viện điện tử số để bảo tồn lâu dài bằng công nghệ thông tin qua tư liệu hoá, số hoá các tài liệu quý hiếm. Thay bằng việc phải chép tay các tài liệu Hán Nôm như trước kia thì bây giờ các bản gốc được sao chụp lại y nguyên và lưu giữ trong máy tính, không bị mất. Đây là cách bảo quản và lưu giữ tiên tiến, hiện đại và tiện lợi cho việc nghiên cứu, trao đổi.

Giám đốc Thư viện Cần Thơ Đào Tam Tỉnh cho biết, để bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm, tỉnh cần có chính sách đào tạo, khuyến khích những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hoá Hán Nôm, nhất là thế hệ trẻ. Thời gian tới, Thư viện tỉnh sẽ lập trang web, thư mục giới thiệu di sản Hán Nôm; thành lập phòng đọc Hán Nôm ngay tại Thư viện tỉnh. Tuy nhiên về lâu dài, tỉnh cần mở lớp dạy chữ Hán, Nôm tại dân cư có nhiều di tích lịch sử, văn hoá Hán Nôm; trong các sự kiện văn hoá lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh nên kết hợp tổ chức triển lãm di sản Hán Nôm, thi viết thư pháp Hán Nôm hay tại các di tích, thắng cảnh mới xây dựng hoặc tu sửa nên sử dụng chữ Hán, Nôm trong các câu đối, văn bia… Cách làm này để người dân hiểu rõ các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc và có ý thức trân trọng, giữ gìn di sản Hán Nôm ở địa phương./.